Khắc phục 97% lỗi “WiFi doesn’t have a valid IP configuration”

Bất kể là máy tính, router hoặc bất kỳ thiết bị mạng nào, đều được gán một địa chỉ IP để kết nối vào mạng internet. Tuy nhiên, có những lý do khiến địa chỉ IP của hệ thống bị cấu hình sai và dẫn đến thông báo lỗi không có cấu hình IP. Trước khi nghĩ đến việc hỏng phần cứng, bạn nên thử áp dụng các biện pháp khắc phục trong bài viết này.

Máy tính của bạn có thể hiển thị thông báo lỗi: “Mạng không dây không có cấu hình IP hợp lệ”, “WiFi không có cấu hình IP hợp lệ” hoặc “Ethernet không có cấu hình IP hợp lệ”.

Thông thường, có 3 nguyên nhân chính làm cho địa chỉ IP bị cấu hình sai trên máy tính Windows 10 của bạn. Đó là lỗi từ router hoặc modem internet, lỗi gán sai địa chỉ IP, và cuối cùng là lỗi từ NIC (Card giao tiếp mạng).

Lỗi WiFi không có cấu hình IP hợp lệ

Lỗi WiFi không có cấu hình IP hợp lệ trên máy tính Windows 10.

Khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính là cách đơn giản và nhanh nhất để sửa được hầu hết các lỗi tạm thời. Đây là giải pháp bạn nên thử trước khi áp dụng các biện pháp sâu hơn.

Để khởi động lại máy tính Windows 10, bạn nhấn vào Start => rồi nhấn vào biểu tượng Power => và chọn Restart.

Khởi động lại máy tính Windows 10

Nếu bạn vẫn gặp lỗi “WiFi không có cấu hình IP hợp lệ” sau khi khởi động lại máy, bạn có thể thử các biện pháp dưới đây.

Thiết lập địa chỉ IP động

Bước 1: Bạn mở cửa sổ Run bằng cách nhấn Windows + R => sau đó nhập lệnh ncpa.cpl và nhấn Enter.

Mở cửa sổ Network connections

Bước 2: Cửa sổ Network connections sẽ hiện ra, bạn nhấp chuột phải lên kết nối mạng bạn đang sử dụng và chọn Properties.

Thiết lập địa chỉ IP động

Bước 3: Trong cửa sổ mới mở, bạn click vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), sau đó chọn Properties.

Mở cửa sổ Internet Protocol trên Win 10

Bước 4: Tại đây, bạn tích chọn “Obtain an IP address automatically”“Obtain DNS server address automatically”, sau đó nhấn OK để lưu thay đổi.

Gán địa chỉ IP động cho máy tính

Bây giờ hãy thử kết nối lại xem lỗi đã được sửa chữa chưa nhé.

Khởi động lại Router hoặc Modem

Một cách khác có tác dụng trong nhiều trường hợp lỗi này đó là khởi động lại bộ định tuyến hoặc bộ phát wifi. Để làm điều này đơn giản, bạn chỉ cần ngắt nguồn của router và chờ khoảng 3 phút sau đó bắt đầu lại nguồn.

Khởi động lại Router hoặc Modem

Cài đặt lại Driver card mạng

Bước 1: Bạn nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập lệnh hdwwiz.cpl và nhấn Enter.

Mở trung tâm cài đặt Driver máy tính Win 10

Bước 2: Cửa sổ Device Manager sẽ hiện ra, bạn mở rộng mục Network adapters. Tiếp theo, bạn chuột phải lên card mạng Ethernet mà máy tính đang sử dụng và chọn Uninstall.

Xóa driver mạng trên máy tính

Bước 3: Sau đó, bạn nhấn vào tab Action => và click vào “Scan for hardware changes” như hình bên dưới.

Cài driver mạng cho máy tính Windows 10

Bây giờ hệ thống sẽ tự động tìm và cài đặt lại driver card mạng vào máy. Sau đó, hãy thử kết nối lại mạng để xem kết quả!

Đặt lại TCP/IP

Bước 1: Bạn cần mở cửa sổ lệnh PowerShell với quyền admin bằng cách nhấn chuột phải vào Start menu => chọn Windows PowerShell (admin).

Mở cửa sổ lệnh PowerShell với quyền admin

Bước 2: Trong cửa sổ lệnh, bạn nhập lệnh sau đây và nhấn Enter. Đây là lệnh để đặt lại Windows Sockets, bao gồm tất cả các kết nối và giao thức mạng.

netsh winsock reset

Lệnh đặt lại Windows Sockets, bao gồm tất cả các kết nối và giao thức mạng

Bước 3: Tiếp theo, bạn cần đặt lại TCP/IP bằng lệnh sau:

netsh int ip reset

Đặt lại TCP/IP bằng lệnh

Bước 4: Khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực. Nếu vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết, bạn thử các bước sau.

Kiểm tra lại dịch vụ mạng

Bước 1: Bạn mở cửa sổ Run (nhấn Windows + R) lên, sau đó nhập vào lệnh services.msc và nhấn OK.

Mở cửa sổ quản lý dịch vụ của Windows

Bước 2: Một cửa sổ mới xuất hiện, bạn cuộn xuống và tìm hai mục Wired AutoconfigWLAN Autoconfig.

Kiểm tra lại dịch vụ mạng

Bước 3: Bây giờ bạn nhấp đúp vào từng mục và kiểm tra trạng thái Service status. Nếu trạng thái là Running thì OK, nếu trạng thái là Stopped thì nhấp vào Start để bật chức năng lên ngay.

Bật chức năng dịch vụ mạng cho máy tính

Bước 4: Tiếp tục nhấp đúp vào từng mục một lần nữa, bạn chuyển đổi sang Automatic trong mục Startup type và nhấn OK.

Thiết lập dịch vụ mạng cho máy tính Win 10

Làm mới địa chỉ IP

Chúng ta có thể xóa địa chỉ IP hiện tại của máy tính và thay thế bằng một địa chỉ mới. Đây là giải pháp tốt để sửa lỗi địa chỉ IP không hợp lệ.

Bước 1: Bạn mở Windows PowerShell (Admin) bằng cách nhấn chuột phải vào Start menu.

Mở cửa sổ lệnh PowerShell với quyền admin

Bước 2: Trong cửa sổ lệnh, bạn nhập lệnh sau đây và nhấn Enter:

ipconfig /release

Xóa địa chỉ IP hiện tại của máy tính

Bước 3: Tiếp theo, bạn nhập lệnh sau đây và nhấn Enter để cấp lại địa chỉ IP mới cho máy tính:

ipconfig /renew

Cấp lại địa chỉ IP mới cho máy tính

Bây giờ hãy thử kết nối lại mạng và kiểm tra xem đã sửa lỗi chưa nhé!

Quét phần mềm độc hại và virus

Virus và phần mềm độc hại có thể xâm nhập và làm hỏng các cài đặt internet, do đó ngăn chặn máy tính kết nối mạng. Bạn có thể sử dụng phần mềm Windows Defender có sẵn trên máy tính hoặc sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy để tìm kiếm và loại bỏ chúng.

Ngoài ra, nếu bạn đã cài đặt phần mềm diệt virus từ bên thứ ba nào đó, hãy thử tắt nó đi. Lí do là phần mềm này có thể ngăn chặn quyền truy cập internet của máy tính.

Reset cài đặt mạng

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng biện pháp reset cài đặt mạng để sửa lỗi địa chỉ IP trên máy tính Windows 10.

Bước 1: Bạn nhấn vào Start => chọn Settings, hoặc nhấn phím Windows + I => sau đó chọn Network & Internet.

Mở cửa sổ cài đặt Network & Internet

Bước 2: Trong cửa sổ mới mở, bạn nhấn vào Network reset như hình dưới đây. Điều này sẽ xóa tất cả các cài đặt mạng hiện tại và khôi phục lại mặc định.

Xóa tất cả cài đặt mạng hiện tại

Nếu bạn đồng ý, hãy nhấn vào Reset now. Sau đó, máy tính sẽ khởi động lại.

Tổng kết

Hy vọng rằng bạn đã tìm được cách sửa lỗi IP trên máy tính Windows 10 cho riêng mình. Nếu bạn có biết thêm cách khác hiệu quả hơn, hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này nhé.

Chúc bạn thành công!

Related Posts